Chất liệu vải lụa có nguồn gốc từ đâu
Hiện nay tơ tằm tự nhiên sản xuất thành lụa gồm có: tơ tằm dâu, tơ tằm sồi, tơ tằm lạc và tơ tằm lá sắn. Sự phân biệt đó dựa trên loại lá mà người nuôi tằm cho ăn. Trong đó lụa tơ tằm dâu là phổ biến nhất và được ưa chuộng sử dụng nhiều nhất, bởi chất lượng và sự mềm mịn tuyệt vời từ nó. Loại tơ tằm dâu này chiếm đến 95% sản lượng tơ tằm trên thế giới.
I, Quy trình sản xuất vải lụa từ tơ tằm
– Nuôi tằm: Vòng đời trung bình của một con tằm từ khi nở đến lúc nhả tơ là từ 23 – 25 ngày, trải qua 4 lần lột xác. Tằm ăn suốt ngày đêm, lá dâu, lá sắn là những loại lá được dùng để nuôi tằm. Con tằm nhỏ cho ăn lá non , tằm lớn cho ăn lá cứng. Sau khoảng 3 tuần phát triển thì bò đến nơi thích hợp để nhả tơ và tạo kén
– Nhả tơ kén: Đầu tiên tằm sẽ nhả tơ để tạo vỏ bọc thô bên ngoài định hình tổ kén. Sau đó nó nằm trong kén và chuyển động theo hình số 8 khoảng 3000 lần để nhả tơ tạo thành sợi tơ dài gần 1000 km quấn quanh kén. Tơ tằm nhả ra là 1 loại sợi protein dạng lỏng, màu trong suốt, hơi nhớt, ngạy cảm và đông cứng lại khi gặp không khí tạo thành sợi tơ. Sau khi nhả kén xong, tằm nằm trong kén và hóa thành nhộng
– Ươm tơ: Thời gian bắt đầu ươm tơ là khoảng 1 tuần sau khi tằm lên né và phải ươm tơ hết trong vòng 5 ngày. Đầu tiên thả kén vào nước sôi và đảo đều để kén mềm và bong áo kén ra ngoài. Tiếp theo tìm mối gốc của tơ để rút ra và chập 10 sợi tơ lại thành , rồi quấn vào con quấn tơ chuyên dụng.
– Dệt lụa: đây là công đoạn tạo ra sự khác nhau về độ mềm, mỏng, cứng của lụa
– Nhuộm màu: Đây là giai đoạn quyết định vẻ đẹp về màu sắc của lụa, lụa thường được nhuộm từ màu sắc từ thiên nhiên như lá cây, các loại rau củ.. Trước khi ngâm với thuốc nhuộm, lụa được ngâm trong nước nóng để loại bỏ sạch sẽ lớp keo bám trên bề mặt.
II, Các loại lụa
Lụa tơ tằm: là loại lụa cao cấp nhất hiện nay, được dệt bằng thủ công truyền thống, có độ mềm mịn tốt.
Lụa satin: làm bằng tơ tằm cao cấp áp dụng kỹ thuật dệt vân đoạn tạo sự đan kết chặt chẽ giữa sợi ngàng và sợi dọc.
Vải lụa cotton: là dạng vải tổng hợp từ 2 chất liệu cotton và vải lụa, do đó có được những ưu thế từ hai loại vải này
Lụa Twill: là loại vải lụa có thiết kế sợi chéo, bền và vô cùng chắc, có độ bóng vừa phải.
Lụa 2 da – Lụa Twist Silk: là sản phẩm của sự kết hộ giữa 50% lụa nguyên chất và 50% sợi visco, mềm mại, chống nhăn tốt, có độ bền cực cao.
Lụa gấm Jacquard: là loại vải dùng công nghệ giúp tạo các hoa văn chìm lên trên bề mặt vải lụa, thêm vẻ sang trọng cho người sử dụng.
Damask Silk: loại vải này cũng áp dụng hình thức dệt vân đoạn nhưng có sự thay đổi về cấu trúc sợi ngang, sợi dọc.
Lụa đũi: lụa đũi được dệt từ sợi tơ thô của loại tằm ăn lá dâu, có độ bóng nhẹ, hơi thô.
Các loại khác: lụa cát, lụa tuyết, vải lụa giấy, lụa thun, lụa xốp,…
III, Vải lụa được sử dụng để làm gì?
1, Trang phục, quần áo
Đây là loại chất liệu được sử dụng trong tầng lớp quý tộc, vua quan thời phong kiến Trung Quốc. Chất liệu được yêu thích bởi sự thích nghi tuyệt đối với thời tiết “dở hơi”. Trời nóng thì mát và khả năng thấm hút mồ hôi tuyệt vời. Trời lạnh thì ấm do cách li hoàn toàn với việc tích điện, dẫn nhiệt kém
2, Sản xuất chăn, ga, gối
Giấc ngủ luôn chiếm tầm quan trọng cho sức khỏe của con người. Một giấc ngủ ngon sẽ giúp cho ngày mới tốt đẹp và làm việc có hiệu quả hơn. Chính vì vậy, chăn, ga gối được làm từ lụa là sản phẩm tốt nhất không thể thay thế. Như đã nói, ấm vào mùa đông và mát vào mùa hè
Với sự hiểu biết rõ hơn về đặc tính và một vài tip nho nhỏ qua bài viết này, ThoitrangMaymac.com hy vọng rằng bạn sẽ biết cách sử dụng vải lụa một cách tốt nhất, đem lại sự thoải mái, dễ chịu cho cuộc sống của bạn.
Xem thêm: Cách phân biệt vải lụa thời trang và vải đũi in bông