Giá Vải thời trang cuối năm tăng mạnh - thời trang may mặc
Tình hình giá vải thời trang các loại cuối năm tăng mạnh do bị thiếu nguồn hàng, xưởng may và mua bán vải hoạt động mạnh trở lại làm thị trường ngành vải may mặc không đáp ứng kịp
Giá bông vải toàn cầu tăng mạnh vì sợ thiếu nguồn cung
Giá bông vải (cotton) tăng mạnh trong những tháng gần đây do thời tiết bất lợi ở Mỹ, nước xuất khẩu bông vải lớn nhất thế giới, đồng đô la suy yếu cộng với lệnh cấm nhập bông vải từ vùng Tân Cương, Trung Quốc của Mỹ.
Chiều 5-1, theo giờ Việt Nam, các hợp đồng bông vải giao tháng 3-2021 trên Sàn giao dịch liên lục địa (ICE) ở Mỹ giao dịch sát ngưỡng 80 cent/pound (0,453 kg), đạt mức cao nhất trong hai năm qua. Hồi tháng 4, sau khi các bang ở Mỹ áp đặt lệnh phong tỏa để kiểm soát dịch bệnh Covid-19, giá bông vải có lúc rơi xuống mức 48,35 cent/pound, thấp chưa từng thấy kể từ năm 2009. Các lo ngại nguồn cung suy giảm cùng với đà hồi phục kinh tế toàn cầu đã giúp bông vải, nguyên liệu thô quan trọng của thị trường dệt may, tăng giá mạnh trong nửa cuối năm 2020.
Giá tiếp tục biến động
Lượng mưa thiếu hụt ở các vùng trồng bông vải quan trọng ở Mỹ đã làm giảm kỳ vọng cho vụ mùa hiện tại. Tháng trước, Ủy ban Tư vấn bông vải quốc tế (ICAC), có trụ sở ở Washington, cắt giảm dự báo sản lượng bông vải toàn cầu trong niên vụ hiện tại khoảng 1%. Bộ Nông nghiệp Mỹ cũng dự báo sản lượng bông vải của Mỹ sẽ rơi xuống mức thấp nhất trong năm năm.
Giá bông vải toàn cầu tăng mạnh vì sợ thiếu nguồn cung
Nông dân thu hoạc bông vải ở Minter City, bang Mississippi, Mỹ. Ảnh: Bloomberg
Tình trạng thời tiết xấu ở Texas, nơi trồng bông vải lớn nhất Mỹ, là vấn đề đang gây lo lắng cho nông dân ở đây. Walt Hagood, người trồng hơn 1.400ha bông vải ở Lubbock, phía tây Texas, cho biết tình trạng khô hạn khiến sản lượng bông vải ở nông trại của ông giảm 1/3 trong năm qua. Ông nói: “Chúng tôi vẫn đang trong một chu kỳ thời tiết xấu đã kéo dài vài năm”.
Trong khi đó, ở phía đông Texas, lượng mưa lại quá nhiều. Cơn bão Hanna đổ bộ vào Nam Texas hồi cuối tháng 7, gây ngập các cánh đồng và làm rụng lá bông vải ở vùng phía đông Nam Texas.
Các đợt tiêm chủng vaccine Covid-19 được triển khai mới đây ở một số phương Tây đã làm dấy lên kỳ vọng về sự phục hồi mạnh mẽ của các hãng sản xuất và bán lẻ áo quần thời trang, vốn chịu tổn thương nặng nề trong thời kỳ phong tỏa kiểm soát dịch bệnh Covid-19.
Các nhà phân tích ở Moody’s Investors Service dự báo lợi nhuận hoạt động trong năm nay của các chuỗi bách hóa bán hàng thời trang ở Mỹ như Macy’s, Nordstrom và Kohl’s cũng như các hãng bán lẻ thời trang khác gồm Gap tăng ít nhất gấp đôi so với năm ngoái.
Gần đây, bông vải của Mỹ trở nên hấp dẫn hơn đối với các công ty dệt và sản xuất vải cung cấp cho các nhà máy may mặc. Sự suy yếu của đồng đô la Mỹ khiến giá bông vải Mỹ trở nên rẻ hơn hơn đối với khách hàng nước ngoài.
Chỉ số đồng đô la của Wall Street Journal, theo dõi biến động giá đô la Mỹ với 16 ngoại tệ mạnh khác, giảm 5% trong năm 2020 và thấp hơn 12% so với mức đỉnh hồi tháng 3-2020.
Nguồn cung bị hạn chế do Mỹ cấm nhập bông vải từ Tân Cương
Bông vải là hàng hóa có mức biến động giá rất lớn. Vào tháng 3-2011, giá bông vải lên mức 2,27 đô la/pound, cao nhất trong lịch sử do nguồn cung thiếu hụt. Sau đó, giá bông vải giảm dần về mức 55,66 cent/pound vào tháng 3-2016.
Trong nửa đầu năm 2020, do tác động của đại dịch Covid-19 giá bông vải giảm về mức thấp hơn cả điểm giá thấp nhất trong năm 2016 nhưng phục hồi mạnh mẽ vào nửa cuối năm. Giới phân tích nhận định xu hướng giá bông vải trện sàn ICE trong năm 2021 sẽ phụ thuộc lớn vào tốc độ phụ hồi của nền kinh tế toàn cầu. Bên cạnh đó, đại dịch Covid-19 và các vấn đề thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc cũng sẽ tác động đến thị trường bông vải.
Trong khi đó, một phần lớn nguồn cung vải của thế giới bị ảnh hưởng khi hồi tháng trước, chính quyền Tổng thống Donald Trump ra lệnh cấm nhập bông vải và các sản phẩm bông vải từ Công ty xây dựng và sản xuất xây dựng Tân Cương (XPCC) của Trung Quốc. Lệnh cấm được đưa ra dựa trên lý do công ty này cưỡng bức hàng trăm nghìn người dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương phải thu hoạch bông vải bằng tay.
Tuy là Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã bác bỏ lời cáo buộc này và rằng việc hỗ trợ các nhóm dân tộc thiểu số có việc làm ổn định hoàn toàn khác với ‘lao động cưỡng bức’, nhưng cũng không khiến Mỹ hủy bỏ lệnh cấm.
Công ty XPCC sản xuất khoảng 1/3 sản lượng bông vải ở Tân Cương, nơi cung cấp 85% tổng sản lượng bông vải của Trung Quốc và cung ứng đến 20% lượng bông vải toàn cầu.
Bộ An ninh Nội địa Mỹ cho biết các quan chức Cục Biên phòng và hải quan Mỹ sẽ tịch thu bất cứ lô hàng bông vải và sản phẩm bông vải nào có nguồn gốc từ XPCC.
Trung Quốc chiếm 40% sản lượng xuất khẩu hàng dệt và 30% sản lượng xuất khẩu hàng may mặc của thế giới, theo dữ liệu của Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO). Nếu hàng may mặc sử dụng bông vải ở vùng Tân Cương bị cấm bán ở các cửa hàng tại Mỹ, các nhà máy may của Mỹ ở Trung Quốc phải thu mua nguyên liệu này từ nơi khác.
“Các nhà máy may ở Trung Quốc phải thu mua bông vải và sợi bông từ những nơi khác”, Peter Egli, Giám đốc quản lý rủi ro ở Công ty Plexus Cotton, nhận định. Vào năm ngoái, các hãng thời trang lớn như Gap, Patagonia, Inditex (công ty mẹ của Zara) cũng cho biết họ sẽ không mua nguyên liệu bông vải từ các nhà máy ở Tân Cương.
Xu hướng dịch chuyển xuất khẩu mặt hàng dệt may dưới sự tác động của dịch Covid-19
Trong những năm qua, ngành dệt may Việt Nam đã nắm bắt được xu hướng dịch chuyển sản xuất của thế giới. Bên cạnh việc giữ vững, đạt mức tăng trưởng tốt ở những thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, dệt may Việt Nam đã có những bứt phá tại các thị trường khác.
Ngoài các sản phẩm dệt may truyền thống, các mặt hàng có giá trị tăng cao cũng có tăng trưởng tốt. Đáng chú ý, căng thẳng thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc và dịch Covid-19 đã khiến cho xu hướng dịch chuyển nguồn cung ứng ra khỏi thị trường Trung Quốc sang khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam nhanh hơn.
Theo Trung tâm Thông tin Công nghiệp và thương mại, dịch Covid-19 đã khiến cho xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam chậm lại trong năm 2020, nhưng đã phục hồi nhanh từ những tháng cuối năm 2020 và bứt phá mạnh trong 6 tháng đầu năm 2021.
Số liệu thống kê sơ bộ cũng cho thấy, 6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam ước đạt 19,18 tỷ USD, tăng 21% so với 6 tháng đầu năm 2020 và tăng 4,25% so với 6 tháng đầu năm 2019. Tuy còn nhiều thách thức, nhưng với sự tăng trưởng ổn định và liên tục trong những tháng vừa qua cho thấy xuất khẩu dệt may của Việt Nam đã trở lại so với thời điểm trước dịch và còn tăng trưởng cao hơn so với thời điểm trước dịch Covid-19.
Bên cạnh đó, cơ cấu chủng loại hàng may mặc của Việt Nam đã dịch chuyển khá rõ dưới tác động của dịch Covid-19. Tập trung xuất khẩu các mặt hàng thông thường, tính tiện dụng cao như quần, quần áo trẻ em, đồ lót, quần short… và giảm tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng như áo Jacket, quần áo Vest…
Khả năng cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam được nâng cao, thị phần hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường thế giới tăng.
Trong giai đoạn 2016 – 2020, khả năng cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam không ngừng được nâng cao, khi xuất khẩu hàng may mặc của toàn thị trường thế giới giảm bình quân 0,26%/năm thì xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam vẫn tăng trưởng bình quân 6,13%/năm trong giai đoạn này.
Trong bối cảnh đó, xuất khẩu hàng may mặc của Trung Quốc giảm bình quân 4,11%/năm, Ấn Độ giảm 7,12%/năm, Indonesia giảm 0,39%/ năm… và xuất khẩu của các thị trường cạnh tranh khác như Thổ Nhĩ Kỳ tăng bình quân 0,45%/năm, Bangladesh tăng 2,47%… Nhờ khả năng cạnh tranh của sản phẩm may mặc Việt Nam không ngừng được nâng lên, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam trong tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn thế giới không ngừng được tăng cao và tăng bền vững trong giai đoạn 2016 – 2020.
Hiện Việt Nam là nhà xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ 4 trên thị trường thế giới sau Trung Quốc, EU và Bangladesh với tỷ trọng xuất khẩu đạt 7,05% vào năm 2020, tăng cao so với 5,54% của năm 2016. Trong khi đó, thị phần hàng may mặc của Trung Quốc liên tục bị thu hẹp từ 34,31% của năm 2016 xuống còn 29,45% trong năm 2020.
Ngoài ra, ngành dệt may của một số thị trường cung cấp cạnh tranh liền kề với Việt Nam như Bangladesh và Thổ Nhĩ Kỳ hiện cũng có những vấn đề nội tại, chưa thể bứt phá để cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam.
Bangladesh còn phải giải quyết rất nhiều vấn đề liên quan tới cơ sở hạ tầng cũng như trình độ sản xuất và Thổ Nhĩ Kỳ dù có khả năng cung ứng nguyên liệu nhưng mặt bằng sản xuất cũng như quy mô sản xuất của ngành may mặc vẫn ở mức vừa phải.
Do đó, trên thị trường may mặc toàn cầu, Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế của mình và trở thành điểm đến cung ứng được nhiều nhà nhập khẩu lựa chọn nhờ sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao, môi trường chính trị ổn định, quy mô sản xuất ngày càng tăng... và đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay khả năng kiểm soát dịch Covid-19 của Việt Nam được đánh giá rất tốt khiến chuỗi cung ứng không bị gián đoạn hoặc gián đoạn rất ít.
Với sự nhạy bén và linh hoạt, trong 5 năm qua, ngành dệt may Việt Nam đã đón được xu hướng dịch chuyển sản xuất của thế giới tới Việt Nam.
Hiện nay hàng dệt may của Việt Nam đã có mặt tại trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng mạnh so với con số 150 của năm 2016. Bên cạnh việc giữ vững, đạt mức tăng trưởng tốt ở những thị trường xuất khẩu chính như: Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, ngành dệt may Việt Nam đã nỗ lực, bứt phá tại các thị trường khác như: Trung Quốc, Nga, Campuchia, Indonesia, Thái Lan…
Ngoài các sản phẩm dệt may truyền thống thì các mặt hàng có giá trị tăng cao như: vải, xơ sợi, vải địa kỹ thuật, phụ liệu dệt may cũng có sự tăng trưởng rất tốt. Tuy nhiên, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu những mặt hàng này trong tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành vẫn chưa cải thiện nhiều, dù giá trị tuyệt đối cũng tăng trưởng khá cao.
Hàng may mặc vẫn là nhóm hàng có tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu lớn nhất và mang tính chi phối chiếm trên 83% đối với toàn ngành dệt may Việt Nam trong thời gian qua và những năm tiếp theo.
Cơ cấu chủng loại hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2016 – 2019 tương đối ổn định với một số chủng loại chính như áo thun, áo Jacket, quần, quần áo trẻ em, vải, áo sơ mi, đồ lót… Đáng chú ý, trong giai đoạn này, một số chủng loại có tốc độ tăng trưởng bình quân rất cao như quần áo trẻ em, vải, đồ lót, quần áo bảo hộ lao động, áo len, quần áo bơi… những mặt hàng may mặc thông thường, có tính tiện dụng cao sẽ là những mặt hàng có triển vọng xuất khẩu cao, đặc biệt là trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát, tỷ trọng xuất khẩu những mặt hàng này càng có xu hướng tăng nhanh.
Như vậy, với xu hướng dịch chuyển xuất khẩu do căng thẳng trong quan hệ thương mại Mỹ - Trung Quốc, việc tham gia sâu rộng vào các Hiệp định Thương mại thế hệ mới như CPTPP, EVFTA và sắp tới là RCEP… và bản thân nội tại của ngành sản xuất dệt may không ngừng được nâng cấp, cải thiện sẽ tạo cơ hội cho hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục mở rộng thị phần trên thị trường thế giới.
Nguồn: tổng hợp
- THÔNG TIN MUA HÀNG TẠI BIÊN HÒA, SÀI GÒN, BÌNH DƯƠNG VÀ CÁC TỈNH THÀNH KHÁC:
💈 Đặt mua vải ký ONLINE tại website www.adamis.vnHoặc Hotline: 📞 0975.228.600 ( Đạt)- Zalo: 0934.028.099 #KVGS- Kho bãi: https://g.page/khohangvaikybinhduong?share----
💈 Đặt mua vải ký ONLINE tại website www.adamis.vn
Hoặc Hotline: 📞 0975.228.600 ( Đạt)- Zalo: 0934.028.099 #KVGS
- Kho bãi: https://g.page/khohangvaikybinhduong?share
----